HTML5 Icon

Người Mường Lạc Sơn

Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
.


Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2009 là 1.268.963 người.




Ảnh: Minh Anh


Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á





Cô Gái Mường ( Ảnh : Thương Kẹm) 


Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh. Các nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống đến nay là người Mường, còn bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra từ Tk 7-8 và kết thúc vào Tk 12, thời Nhà Lý.


Thiếu nữ Mường ( Ảnh : Thương Kẹm)

Tên gọi

Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này.




Cho đến tận bây giờ, Người Mường vẫn từ gọi mình là molmoăn như ở Hoà 


Bình, monmwanl như ở Thanh Hoá. Còn ở Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi người Mường tập trung đông đảo nhất, cũng như Người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã thuộc huyện Thanh Thuỷ, người Mường tự gọi mình là MolMonl. Mặc dù những từ này có biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là người.







 Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con Mol hoặc là con monl: con người. Còn từ Mường vốn là từ mương người Mường dùng để chỉ nơi cư trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy cùng sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các dân tộc anh em khác cho đến nay từ "Mường" đã được người Mường chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người Mường như ngày nay. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này: Người Mường.


Dân số và địa bàn cư trú.


Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, dân tộc Mường ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 người nhưng 10 năm sau, tức năm 1999, vẫn theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố, người Mường đã tăng lên 1.137.515 người.




Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa). Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hoà Bình vào). Sang đến tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có 523 người Mường trong toàn tinh). Ngoài ra ở Tây Nguyên  Đông Nam Bộ cũng có gần 27.000 người mới di cư vào trong những năm gần đây.

Người Mường sống tập trung ở các tỉnh: Hòa Bình,Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn LaNinh Bình, Hà Nội (khu vực Ba Vì), Yên Bái, Đắk Lắk. Số người Mường ở các tỉnh nói trên chiếm khoảng 98% số người Mường ở Việt Nam.




 Đắk Lắk số người mường chiếm khoảng 1,5% toàn tỉnh chủ yếu tập trung ở thành phố buôn ma thuột và một số huyện lân cận người mường ở đây di cư từ năm 1954 và có nguồn gốc từ mường phú thọ và hòa bình đa số họ vẫn giữ được phong tục tập quán nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc mình .


Labels:
[blogger][facebook]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.