HTML5 Icon

Bình yên nơi đây. Có lẽ không dễ để tìm được những điểm dừng chân lý tưởng và "sống chậm” trong khung cảnh thiên nhiên trong lành, được thoải mái hà hít khí trời mát lạnh như ở vùng cao Mường Riệc Mỹ Thành của huyện Lạc Sơn.




                                                                      Mường Riệc

Khi chưa được đặt chân đến Mường Riệc, nhiều người đã chia sẻ rằng về một vùng quê gần gũi, phóng khoáng. Đó là sự mường tượng, thực tế, mảnh đất còn nhiều hoang sơ với núi rừng kỳ vỹ này đã đem lại những trải nghiệm tuyệt vời




Cánh đồng Mường Riệc 




 




Nhà sàn gỗ ( nhà bố Bắc ) 

Nhà sàn còn giưc được vẻ nguyên sơ của nếp nhà sàn xưa. 






Bạn không nhầm đâu đây là hình ảnh băng giá tại Đồi Thung Quý Hòa năm 2018 mà may mắn có người ghi lại

Có thể với mọi người băng giá sẽ ảnh hưởng đến gia súc và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nhưng với nhiều người đó là cảnh đẹp hiếm thấy tại Việt Nam chỉ có thể thấy ở Fansipan hoặc Y Tí Lào cai và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An những ngày này.


Nhưng với nhiều người đó là cảnh đẹp hiếm thấy tại Việt Nam chỉ có thể thấy ở Fansipan hoặc Y Tí Lào cai và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An những ngày này.


Cây lá trắng vì băng giá khung cảnh cực kỳ hiếm thấy tại Hòa Bình 





Có thể năm nay cảnh đẹp này lại lặp lại chính quê hương Lạc Sơn Hòa Bình chúng ta 1 lần nữa khi mà dự báo thời tiết báo dịp Noel và Tết Dương lịch có thêm không khí lạnh tăng cường.


Ảnh Bạch Trâm

Tính cộng đồng rất cao của người Mường thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Những dịp Tết đến, xuân về, tinh thần ấy như là sự sâu thẳm của tâm linh và rạng rỡ nụ cười.

Ai mà biết được núi có từ bao giờ. Chỉ biết rằng lúc nào núi cũng trầm ngâm, tự tại. Ai đến với núi, núi cũng rộng lối cho thỏa thuê mà khám phá. Lộ thiên có, trầm tích có. Hỏi người đến có thực lòng? Núi không giấu ai điều gì. Núi mở lòng đón tiếp và chở che. Đến rồi đi là sự tất nhiên của cơ học. Đến rồi gắn bó là sự mong muốn của con người. 

Người ngay đi tới đâu quang đến đấy, người gian thì ngược lại, như người miền núi nói: “Chưa nhấc chân thì tay đã kéo rong gai rào lối”. Đối với núi, ai đến, ai đi, cứ tùy. Đọng lại trong nhau thì quý. Bỏ nhau đi, núi cũng không bao giờ “rũ áo kiểm tra”. Ấy là phong thái của người quân tử.

Có nhiều người đến với núi rừng. Mỗi người ghi nhận núi rừng ở một góc độ. Riêng tôi, núi rừng có một vẻ đẹp quyến rũ và bền lâu. Nhất là tình người. Nhân dịp Tết đến, xuân về, tôi thổ lộ lòng mình với cách đón nhận và cư xử của cộng đồng người Mường Hòa Bình về Tết – nơi tôi được đắm chìm trong bạt ngàn văn hóa.

Trước đây, người Mường không phân tán ra nhiều cái Tết như những dân tộc khác. Cái Tết gốc của người Mường là Tết Nguyên đán. Từ Tết Nguyên đán tỏa ra Tết Khai hạ, Tết Cơm mới. Tết Khai hạ là Tết xuống đồng thường vào ngày mồng bảy tháng Giêng mở đầu cho một năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân no ấm. Tết Cơm mới thường vào tháng mười âm lịch để tạ ơn trời đất phù hộ nên một năm sản xuất được mùa, những bát cơm thơm được dâng cúng trời đất, tổ tiên… Chỉ vậy, người Mường không cúng Rằm và ngày mồng một hằng tháng như người Kinh.

Đoàn sắc bùa đi chúc Tết - Ảnh Bùi Thanh Bình.

Cũng vẫn nằm trong đời sống văn hóa tâm linh, người Mường không có ngày giỗ riêng cho từng người. Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, người Mường có một lễ cúng chung cho tiên tổ. Thường vào các ngày từ 25 đến 27 tháng Chạp, con cháu theo bố mẹ tới phát dọn mồ mả các cụ rồi có trầu, hương xin phép thổ địa mời các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Ngày này gọi là ngày làm Tết.  Ra Giêng, mới làm mâm cỗ cúng thổ địa và chia tay các cụ về với Mường Ma tại nghĩa địa giống như ngày Thanh minh. Như vậy, không chỉ có Tết của người sống, mà người Mường còn có Tết của người đã chết ở Mường Ma.

Trong mâm cỗ cúng ngày Tết thể hiện rất rõ. Mâm cỗ chọn đủ các bộ phận của con vật mổ thịt, như thịt lợn chẳng hạn. Tất cả các bộ phận được thái rất mảnh, rất đẹp rồi bày trên mâm lá theo hình tròn kiểu rẻ quạt – cỗ lá. Ở giữa bày một ít xương băm, thịt nạc, ruột già. Phía trên của mâm lá, bày vài miếng gan quay ngược là để cho thần, cho người Mường Ma ăn. Trái với cho người sống ăn thì bày theo chiều xuôi.

Trên nhà sàn của người Mường, ban thờ chạy dài nhiều gian nhà ngoài và lấy cửa voóng (cửa sổ hướng chính) làm căn cứ để đặt mâm cúng. Theo đó, mâm ngoài cùng cúng bố, mẹ. Vì bố mẹ là gần nhất với gia chủ (tất nhiên người đứng cái là thế hệ cao nhất còn sống trong gia đình); mâm thứ hai đặt ở gian thứ hai cúng ông, bà; mâm thứ  ba đặt ở gian trong để thờ cụ kỵ. Nếu biết phong tục người Mường, thì chỉ cần nhìn cách bài trí mâm cúng ngày Tết, là biết mâm ấy cúng những ai.

Thí dụ: Mâm cúng bố mẹ, ông bà thì chỉ có hai đôi đũa. Mâm cúng cụ, kỵ thì có một nắm đũa, người Mường gọi là “Cơm đống, đũa nắm”, ngụ ý thờ, cúng nhiều cụ, kỵ… mà con cháu không nhớ hết. Một điều đặc biệt là người Mường còn thờ cả bên ngoại. Ở voóng trong đặt mâm thờ tổ tiên bên ngoại, với cách nghĩ chỉ mình người đàn ông thì không thể sinh ra con người. Do đó các gia đình thờ cả bên nội, bên ngoại. Điều này hoàn toàn khác người Kinh và nhiều dân tộc khác chỉ cúng giỗ bên nội.

Khi các mâm lễ đã đủ, đã đặt vào đúng vị trí, ông mo thay mặt buổi lễ ra lệnh cho thắp hương. Trong khói tỏa hương trầm, ông mo bắt đầu hành lễ. Bài khấn gọi là lời mo rất dài, tỷ mỷ, con cháu như nhìn thấy tiên tổ đang về. Khi người ở Mường Ma đã về đủ, ông mo mời các vị rửa chân rồi trèo màn thang lên nhà. Mọi người yên chỗ thì mo mời uống nước, ăn trầu và trò chuyện, hỏi thăm nhau. Sau đó mời món nước thanh sạch để tráng miệng rồi vào bữa chính. Đa số các dân tộc khác ăn xong rồi tráng miệng, người Mường thì tráng miệng trước khi ăn.

Trong bữa ăn (tượng trưng) của các cụ ở Mường Ma về, ông mo thể hiện nhiều bài mời dí dỏm, súc tích như mời món này, món kia, xen vào các câu chuyện làm vui không khác gì đối với người sống.  Khi các cụ “ăn” xong, ông mo khấn lại: “Cơm ăn không hết dậy thu vào sọt/ Rượu uống không hết dậy thu vào vò/ Thu hết lễ lạt con cháu dâng cho/ Mang về cho người ở Mường cái Ma. Rồi xin mời các cụ trở về Mường Ma. Con cháu ở lại xin được “rút mâm lui, lùi mâm xuống” để hưởng lộc của các cụ”. Lúc này, những miếng gan bày ngược cho người Mường Ma sẽ được quay xuôi cho người sống ăn.


Gói bánh Tét ngày Tết - Ảnh Bùi Thanh Bình.

Những mâm cỗ được sắp xếp lại, đặt vào đúng vị trí. Tất cả con cháu xếp hàng đứng phía dưới làm động tác lạy kính bậc cao niên, ông bà, bố mẹ. Một người già có uy tín đứng lên cảm ơn con cháu và chúc một năm mới nhà nhà đoàn kết, ai ai cũng đều khỏe mạnh, làm ra nhiều lúa gạo, lợn, gà để cung phụng người già.

Người đại diện ngồi xuống, con cháu rửa tay bằng nước sạch, nếu trời lạnh thì pha nước ấm rồi bắt đầu ngồi mâm theo thứ bậc và giới tính. Đó là: “Đàn ông voóng ngoài/ Đàn bà voóng trong”. Và cách ngồi: “Con trai xếp bằng/ Con gái xếp mái” thì bắt đầu buông cỗ. Khách cảm ơn và chúc gia chủ:“Năm cũ đã qua/ Bước chân ra mùa năm mới/ Gia đình tổ chức cái bữa hôm nay/ Trước là dâng tổ tiên, thần thánh/ Để được phù hộ, bênh bao/ Cháu con mát mẻ, khỏe mạnh/ Dưới sân đầy lợn, đầy gà/ Đồng ruộng đầy lúa, đầy thóc/ Gấm vóc đầy cửa, sáng nhà…/ Sau lại còn có mâm cỗ nhắm/ Thết đãi chúng tôi là ông, là bà/ Là chú, bác, anh em/ Ăn uống nhờ no say/ Xin cám ơn nhiều nhiều”.

Chủ nhà đáp lại: “Vâng! Xin cám ơn lời đẹp, lời lành/ Mỗi năm một kỳ/ Lễ cũ không dám qua/ Lễ ma không dám bỏ/ Hôm nay thờ phụng tổ tiên/ Ơn các bố, các mế/ Các anh, các chị/ Còn về ở chơi/ Làm cho vui cửa vui nhà/ Lẽ ra phải có/ Đồ ăn thức uống/ Thết đãi anh em, họ hàng mới phải/ Nhưng đến bữa chẳng có gì/ Chút cơm khô, muối trắng/ Thấy sao/ Các bố, các mế/ Các anh, các chị/ Thương lấy gia đình chúng tôi/ Xin mời ở chơi, ăn uống”. Thế rồi trong bữa Tết, mọi người mời ăn, mời uống, chúc nhau rất vui vẻ.

Đặc biệt trong văn hóa chúc nhau, mời rượu của người miền núi nói chung, người Mường nói riêng rất bài bản. Lời chúc, lời mời đều là lời ví, đúm đối đáp với nhau. Những câu hát, câu mời vừa xa xôi, vừa gần gũi. Có khi cao độ, cuộc hát mời kéo dài nửa giờ mà chưa uống chén rượu. Chính trong những cuộc như thế, khách lạ thường bị say nếu không biết cách uống rượu của người Mường. Nếu nói là mình say thì người mời nói đó là “say tình, say nghĩa” chứ không phải say rượu. Thật đúng là“Câu mời bỏ bùa khách xuôi, khách ngược/ Vầng trăng bỏ bùa sừng rượu hây hây/ Tiếng gà mon men đêm ví đúm” là vậy.

Ngày nay đa số các gia đình người Mường Hòa Bình ở quê vẫn tổ chức cho cái Tết Nguyên đán và các bữa Tết bài bản như trên. Nhiều nơi đã khôi phục đi chúc Tết theo đoàn sắc bùa. Đó là một đội chiêng có nam, có nữ đến từng nhà tấu bài chiêng chúc Tết. Gia chủ rất vui mời đoàn sắc bùa chiêng trèo màn thang lên nhà ăn Tết, uống rượu và hát Mường đối đáp rất thông minh, tình tứ xao động khắp bản Mường. Ngày Tết khách đến chơi nhà, khi ra về đều được gia chủ biếu đôi bánh chưng dài hoặc bánh ốc (gạo nếp gói bằng lá cây chít giống như củ ấu) làm quà.

Kinh tế thị trường sôi động. Nhiều nơi ở miền núi đã “làng rừng đang phố”. Hiện tại nhà sàn truyền thống ít dần. Tuy vậy nhà sàn bê tông lại đang phát triển, nhất là tại huyện Lạc Sơn, Kim Bôi… Khi đời sống vật chất khá giả thì bà con lại quan tâm khôi phục đời sống tinh thần, mà rõ nhất là trong những ngày Tết, bữa Tết mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mường!

https://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Tet-cua-nguoi-Muong-i596546/?fbclid=IwAR3Wln7UYSgt8L7YIkgGqR55TsuY4n4iI-80qSCiFIEQ190PBCnyrk-bbAI

Linh Anh


“Cách đây 1 năm, Đức Tổng Giám mục (TGM) Giuse đã gửi các linh mục trẻ trung, nhiệt huyết của Tổng Giáo phận đến với quý ông bà anh chị em tại miền Hòa Bình để truyền giáo. Hôm nay, Đức TGM tiếp tục gửi cho giáo xứ Mường Riệc một chủ chăn mới đó là cha Gioan Baotixita Nguyễn Viết Hoan để tiếp nối sứ mạng truyền giáo của các cha thuộc Dòng Thánh Vinhsơn Phaolô”. Lời giới thiệu trên đây của Cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng đã mở đầu Thánh lễ trao sứ vụ chính xứ cho cha Gioan Baotixita Nguyễn Viết Hoan. Thánh lễ và nghi thức được cử hành lúc 10h00 sáng thứ Ba, ngày 06/12/2022 tại giáo xứ Mường Riệc.

Theo quyết định thuyên chuyển và bổ nhiệm linh mục TGP Hà Nội năm 2022, cha Gioan Baotixita Nguyễn Viết Hoan đã được bổ nhiệm làm chính xứ giáo xứ Mường Riệc. Với quyết định này, Cha Gioan Baotixita sẽ chính thức thi hành sứ vụ mục tử, chăm sóc đời sống đức tin cho hơn 1600 nhân danh trong toàn Xứ.

Giáo xứ Mường Riệc là một trong những giáo xứ thuộc vùng truyền giáo Hòa Bình, với đặc thù giáo dân là các bà con dân tộc, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và làm đồi. Với sự quan tâm của Bề trên Giáo phận qua sự chăm sóc mục vụ của quý Cha tiền nhiệm, đời sống đức tin và cơ sở vật chất của Giáo xứ dần được cải thiện từng ngày.

Đúng 10h00, đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường giữa tiếng cồng chiêng đặc trưng của vùng núi rừng Hòa Bình. Hiệp thông trong Thánh lễ có sự hiện diện của quý Cha quản hạt, quý Cha trong và ngoài Giáo hạt, quý Thầy Chủng sinh, quý Sơ, quý ân nhân và thân nhân của Cha Gioan Baotixita cùng cộng đoàn giáo xứ Mường Riệc.

Mở đầu Thánh lễ, Cha Quản hạt Mỹ Đức – Hòa Bình đọc văn thư bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Nguyễn Viết Hoan làm chính xứ giáo xứ Mường Riệc. Kế đó, Cha tân chính xứ tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với sứ vụ sắp được lãnh nhận.

Sau đó là các nghi thức diễn nghĩa của thừa tác vụ chính xứ với việc Cha Tổng Đại diện Antôn trao cho Cha tân chính xứ ghế chủ tọa, tòa giải tội, giếng rửa tội, kéo chuông nhà thờ, cuối cùng là việc Cha xứ mới mở cửa Nhà Chầu và cùng cộng toàn tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể.

Trong bài giảng Lời Chúa, Cha Tổng Đại diện Antôn đã chia sẻ điểm tựa quan trọng nhất của người truyền giáo là chính Chúa chứ không phải công việc của Chúa. Trong ý nghĩa đó, Cha Tổng Đại diện nhấn mạnh “Ngày hôm nay Cha tân chính xứ Gioan Baotixita về đây là để chọn Chúa chứ không phải công việc của Chúa, vì vậy anh chị em hãy tích cực cộng tác với ngài để xây dựng giáo xứ Mường Riệc trở thành một cộng đoàn có đức tin mạnh mẽ, hiệp nhất trong yêu thương. Đó cũng là cách thế để giới thiệu về Chúa cho anh chị em xung quanh được nhận biết và yêu mến Ngài.”

Trong phần Phụng vụ Thánh lễ, cộng đoàn cùng sốt sắng hiệp thông bên Bàn Tiệc Thánh Thể và cầu nguyện cách đặc biệt cho Cha tân chính xứ trong sứ vụ đặc thù tại miền sơn cước nơi đây.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, vị đại diện Giáo xứ có lời cám ơn Cha Tổng Đại diện, quý Cha và chào mừng Cha xứ mới. Đáp lời vị đại diện, Cha tân chính xứ tỏ bày cám ơn toàn thể bà con giáo xứ Mường Riệc đã yêu thương, đón nhận ngài như một người con trong gia đình Giáo xứ. Ngài nói thêm: “Chúng ta sẽ cùng cộng tác với nhau để làm nên cánh đồng truyền giáo của Chúa. Tôi đến đây với anh chị em, cùng sống cùng làm việc với anh chị em như những thành viên trong cùng một gia đình có Thiên Chúa là Cha và cùng đón nhận nhau trong tình yêu mến.”

Được biết, Cha Gioan Baotixita sinh năm 1978 tại giáo họ Thọ Lão, giáo xứ Động Linh. Ngài được thụ phong linh mục ngày 28/10/2019 và đã mục vụ tại hai giáo xứ Yên Mỹ và Tràng Duệ với vai trò là linh mục phó xứ. Giáo xứ Mường Riệc là nơi đầu tiên ngài thi hành sứ vụ mục tử trong cương vị là một linh mục chính xứ.

Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Cha Gioan Baotixita cũng như quý Cha và quý Tu sĩ đang thi hành sứ vụ truyền giáo tại miền Hòa Bình, sẽ gặt hái được nhiều hoa trái mới trên cánh đồng truyền giáo rộng lớn của Tổng Giáo Phận.

https://www.tonggiaophanhanoi.org/giao-xu-muong-riec-don-cha-tan-chinh-xu-gioan-baotixita-nguyen-viet-hoan/

Chắc hẳn đây là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn khi mùa đông đến đặc biệt là vào những dịp cuối năm như Noel và tết dương lịch

Ngoài những trung tâm mua sắm hoặc những địa điểm nổi tiếng đã được mọi người biết đến từ lâu thì Mường Riệc xã Mỹ Thành huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình là địa điểm mọi người thường lui tới khi mùa Noel về đặc biệt là đêm ngày 24 tháng 12 hàng năm ( đêm Chúa Giáng Sinh ) 


Noel hay Giáng Sinh Mường Riệc có gì? 

Một vài hình ảnh của mùa Giáng Sinh qua các năm tại Mường Riệc để các bạn tham khảo:


Ngôi sao Bethlehem tại Nhà Thờ Mường Riệc đã được thắp sáng để đón chào Đại Lễ Chúa Giesu Giáng Sinh năm 2022



Buổi tối Giáng Sinh năm 2021


Đôi bạn trẻ chụp ảnh tại Nhà Thờ Mường Riệc.

Đây là điểm đến tâm linh cũng như vui chơi của các bạn trẻ đặc biệt là người dân Công Giáo. Hiện nay ngày Noel hay gọi là Giáng Sinh không chỉ gói mỗi người công giáo nữa mà mọi người thường cũng đón nhận ngày này với tên gọi Noel. 

Tác Giả Moon

 

Sơn La : Với 2000 cây thông nhập khẩu khu vườn đang rất nhiều du khách đến check in 

Đây cũng là không gian cho các em nhỏ và cả gia đình thư giãn mỗi dịp cuối tuần.

Vườn thông rộng khoảng 1 hecta, nằm ở tiểu khu Bó Bun, thị trấn Nông Trường ở trung tâm huyện Mộc Châu, đón khách từ giữa tháng 11.

 


Thông ở đây chủ yếu là hai giống Nobilis và Siberi, nhập khẩu từ Đan Mạch và Nga. Thông được trồng thành hàng lối, phân loại theo độ cao, từng cây được cắt tỉa.

Chị Hải Phượng, chủ vườn, cho biết đây là vườn thông duy nhất ở Mộc Châu.



Mỗi cây thông đều được trang trí quả chuông, sao bạc, dây nơ, ruy băng... Xen kẽ giữa vườn thông tỏa hương là những cuộn rơm, căn lều, ghế gỗ... tạo thành các tiểu cảnh.




 

Sao Mai (27 tuổi, sống tại Mộc Châu) vừa tới vườn thông chụp bộ ảnh Giáng sinh, cho biết: "Tôi thấy khung cảnh thơ mộng, mùi thơm dễ chịu, như đang nơi nào đó tại châu Âu chứ không phải ở Mộc Châu. Thời gian tới nếu có bạn bè đến Mộc Châu tôi sẽ dẫn mọi người đến thăm vườn".

 

Theo chủ vườn, từ khi mở cửa, những ngày trong tuần lượng khách đạt khoảng 100 lượt một ngày. Vào cuối tuần vườn đón 200-300 lượt tham quan. Giá vé vào cổng để trải nghiệm là 30.000 đồng một lượt.

 

Vườn mở cửa cả chiều tối.

Chị Hải Phượng nói thêm, gia đình chị làm về thiết kế cần sử dụng các dòng thông ngoại nhập nhiều nên năm 2020 đã trồng thử loại này ở Hà Nội. Nhưng thông chậm phát triển, mỗi năm chỉ lớn được khoảng 1-2 cm. Do đó, chị Phượng đã đưa giống này lên Mộc Châu, nơi có khí hậu phù hợp hơn, quy hoạch nhân giống thành một khu rừng nhỏ, vừa cung cấp thông cho nhu cầu trang trí, vừa là nơi để mọi người tới tham quan.

Theo Vnexprees

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.